Sitemap là gì? Hướng dẫn tạo và khai báo sitemap với Search Console

 Sitemap hay còn gọi là sơ đồ website là một tập tin chưa đựng thông tin của website bao gồm tất cả các URL của trang web. Sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả các nội dung webiste của bạn.

Sitemap là gì? Làm sao để tạo sitemap website và gửi nó với Google Search Console. Đây hẳn là câu hỏi mà nhiều newbie mới làm quen với SEO website thường thắc mắc. Sitemap được ví như một bước đi vô cùng quan trọng, giúp chỉ dẫn botGoogle đến với hầu hết các nội dung trên website một cách nhanh chóng. Và bài viết dưới đây, Brandinfo sẽ giải đáp giúp bạn về Sitemap cũng như cách tạo và khai báo với Google đơn giản nhất.

Sitemap là gì?

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ website là một tập tin chưa đựng thông tin của website bao gồm tất cả các URL của trang web. Sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả các nội dung webiste của bạn. 

Bên cạnh đó, sitemap còn giúp cho các công cụ tìm kiếm biết được những trang nào trên webiste của bạn là trang quan trọng nhất. Từ đó đưa ra kết quả tìm kiếm tối ưu nhất cho trang web của bạn trên SERPs.

Có những loại sitemap nào hiện nay

Trên thực tế có nhiều loại sitemap được phân chia theo các tính chất khác nhau, ở bài viết này chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc nhưng loại site phổ biết sau đây:

  • Về mặt cấu trúc

Có 2 loại sitemap là XML và HTML.

XML (Dành cho bot của công cụ tìm kiếm) 

HTML (Hiển thị cho người dùng dễ truy cập trên các giao diện trang web)

giong va khac nhau sitemap xml va html

Có nên sử dụng 2 loại sitemap này không? Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cả 2 sitemap này: 1 cho search engine và 1 cho người sử dụng. Điều này đảm bảo website của bạn không mất điểm SEO vừa tối ưu người dùng. 

  • Về dạng

Công cụ tìm kiếm như Google sử dụng sơ đồ trang web của bạn để tìm các trang khác nhau trên trang web của bạn. 

dang sitemap website

Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt

Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.

Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.

Sitemap-articles.xml: Giúp Google tìm thấy nội dung trên các trang web được chấp thuận cho Google Tin tức..

Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.

Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho video trên các page, website. Được sử dụng đặc biệt để giúp Google hiểu nội dung video trên trang của bạn .

Sitemap-image.xml: Giúp Google tìm thấy tất cả các hình ảnh được lưu trữ trên trang web của bạn.

Tại sao sitemap lại quan trọng trong làm SEO

Như Google đã nói:

Nếu các trang trên trang web được liên kết đúng cách, trình thu thập thông tin web của Google thường có thể khám phá hầu hết website của bạn”.

Nguyên văn ý kiến của Google

 “If your site’s pages are properly linked, our web crawlers can usually discover most of your site.”

Nói cách khác: bạn có thể KHÔNG CẦN sơ đồ trang web. Nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực SEO của bạn. Vì vậy, sử dụng sitemap là hợp lý và tốt cho quá trình SEO webiste của bạn.

Một số trường hợp đặc biệt mà sitemap thực sự có ích.

Ví dụ: Google chủ yếu tìm thấy các trang web thông qua các liên kết. Và nếu trang web của bạn là brand mới và chỉ có một số ít external link, thì sơ đồ trang web rất LỚN có thể  giúp Google tìm thấy các trang trên trang web của bạn.

Hoặc có thể bạn điều hành một trang web thương mại điện tử với 5 triệu trang. Trừ khi bạn liên kết nội bộ HOÀN HẢO và có rất nhiều liên kết bên ngoài, Google sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tất cả các trang đó. Vì vậy, sitemap là trang web xuất hiện.

Cùng với đó, đây là cách thiết lập một sơ đồ trang web… và tối ưu hóa nó cho SEO.

Hướng dẫn tạo sitemap cho webiset và gửi sitemap lên Google Search Console

Tạo sơ đồ trang web (sitemap) đơn giản

Những checklist bạn cần có để tạo sitemap

  • Website đang hoạt động( Nều website của bạn mới được thiết kế và có tệp robot.txt hay loại bỏ tệp đó từ bước này để có thể lấy được sitemap của trang web)
  • Notepad ++ để set thông số Priority cho các URL theo ý bạn

Bước 1: Vào trang https://www.xml-sitemaps.com/ ( Website chỉ free cho 500 trang nếu nhiều hơn bạn sẽ phải mất phí để tạo tài khoản) 

buoc 1 tao so do

Bước 2: Nhấn start và đợi cập nhật sitemap

Nếu trang web đơn giản ít trang thì thời gian chạy khoảng 2 phút 30 giây. 

buoc 2 tao sitemap

Sau khi chạy xong sẽ hiển thị hoàn thành như hình dưới, bước này bạn hãy di chuột về view sitemap details để tải sitemap về máy.

tao sitemap website

Lưu ý: Sau khi chạy xong bạn sẽ nhận được một list file sitemap, nhưng chỉ cần chú ý đến 4 file sau: ror.xml, sitemap.html và urllist.txt, sitemap.xml,.. ->Download file XML về.

Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo ý của bạn.
- Chú ý phần này: thông số Priority quy định tính quan trong của các url đối với trang web, ưu tiên các Url quan trọng cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.10

Gửi Sitemap lên Google Search Console

Sau khi đã có được file simap và set thông số Priority cho các URL theo ý của bạn. Bây giờ hãy gửi sitemap sau chỉnh sửa lên Search Console.
Bước 1: Up file xml lên website (Ngang bằng với file index của bạn)
Bước 2: Vào công cụ Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tools) để cập nhật sitemap.

chon so do sitemap

them site

Sau khi cập nhật thêm sitemap trên website xong. Vậy hãy chờ một lát Google sẽ cập nhật sitemap cho website của bạn.

Lời kết

Trong SEO (Tìm hiểu SEO là gì?) thì có rất nhiều yếu tố thành công quan trọng trong đó là phải có một Sitemap. Sitemap luôn là một trong những yếu tố, công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SEO của bạn, bởi nó giúp bot Google có thể truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh, ngay cả khi website của bạn được tối ưu internal link kém. Ngoài ra còn giúp Google có thể dễ dàng tìm ra những nội dung mới cập nhật, từ đó thu thập dữ liệu lại những nội dung này. Cuối cùng, phải kiểm tra Sitemap XML của website trong Google Search Console ngoài việc giúp Google tìm thấy Sitemap nhanh chóng thì nó còn cho phép chúng ta kiểm tra các lỗi lập chỉ mục. Brandinfo mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn đọc có thể hiểu được về sitemap và có thể tự tạo sitemap website của bạn và khai báo nó với Google.

Chúc các bạn thành công!

>>Tìm hiểu thêm các bài viết về SEO tại Blog SEO của Brandinfo.

Nhận xét